Ngày 14 - 11 - 2024 2:36
Giá từ : Đến:
Thăm dò ý kiến
Bạn thấy giao diện website thế nào?
 Rất đẹp
 Đẹp
 Bình thường
 Xấu
 Rất xấu
Quảng cáo
 Chuyện kể rằng, xưa kia ở một khu vực nọ bỗng diễn ra một lễ hội phát dụng cụ làng nghề. Mỗi làng được cử một người đi đại diện, tuỳ chọn đồ nghề mình yêu thích:


Làng Bặt nhận cối xay, làng Quán Nguyên nhận dao bay, làng Trung Thịnh nhận thúng mủng…còn Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hoà) nhận dao nan, gắn liền với công việc pha tre, giang đan rổ, rá.

Khoa học kỹ thuật phát triển, rổ nhựa, rá nhựa được sản xuất hàng loạt rẻ, đẹp, lại bền, do đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, ép làng nghề dần mai một. Con dao nan tưởng chừng sẽ hoen gỉ cùng sự lãng quên câu chuyện cổ tích một làng nghề. Nhưng ngay từ những năm 1990, con dao nan của người dân Quảng Phú Cầu đã tìm được "tri kỷ mới", đó chính là tăm hương với những chuyến hàng đầu tiên xuấtsang Trung Quốc.

Những "hội" kiếm tiền

Chúng tôi lạc vào "hội mỹ nhân" là nhà chị Bùi Thị Chuyên ở xóm 8, thôn Xà Cầu. Xen lẫn tiếng lách cách pha tăm, tiếng cười giòn tan của những cô gái, chị Chuyên vui vẻ cho biết: Người dân ở đây gọi đi chẻ tăm là đi ngồi, cứ nhà nào rộng rãi là mọi người mang dao, tre đến làm cùng là thành hội. Có rất nhiều hội: hội của đàn ông, hội của đàn bà, hội người già, hội con gái. Mỗi hội có sở thích, chủ đề nói chuyện riêng: người già nói chuyện con cháu, chuyện tâm linh; đàn ông con trai bàn chuyện thể thao, bóng đá; mấy cô, mấy chị thoải mái nhỏ to "buôn" chuyện gia đình, chuyện trên trời dưới biển… "Các chị có biết làng nào ở đây được coi là lành nghề, làm nhanh nhất không?". Cô má lúm đồng nhanh miệng trả lời tôi: "Xã nghề mà, như nhau cả thôi, đàn ông, con trai khoẻ, làm nhanh hơn chị em, nhưng lười hơn, tính trung bình người thạo việc, mỗi ngày cũng được năm, bẩy chục."

Tạm biệt "hội mỹ nhân", chúng tôi tới cơ sở sản xuất tăm tròn của ông Nguyễn Văn Nam, thôn Phú Thượng. Không nhẹ nhàng nhưở các hội, không khí nơi đây khá bụi bặm và khá ồn. Bù lại, thu nhập của người lao động có cao hơn. Trao đổi với chúng tôi, ông Nam cho biết: "Sản xuất tăm tròn đa số toàn bằng nứa khô nên rất bụi và khá vất vả. Mặc dù công việc đều nhưng chúng tôi trả lương theo ngày bằng cách khoán sản phẩm, phải như vậy công nhân họ mới cố gắng. Người làm ít cũng được 2 triệu đồng/tháng; người làm nhanh, đều việc thu nhập 3 triệu đồng/tháng là bình thường".

Còn những trăn trở

Với đất ruộng bình quân một người rất thấp (khoảng 1 sào/người)nên sản xuất nông nghiệp ở Quảng Phú Cầu chỉ có thể giải quyết được phần lương thực tại chỗ cho bà con, còn nhu cầu chi tiêu của hơn 1 vạn người trong xã phần nhiều trông vào hoạt động sản xuất tăm hương. "Toàn xã có 300 hộ thì tất cả các hộ đều có người tham gia vào công việc của làng nghề. Trong đó, 60 hộ có điều kiện đầu tưmáy móc làm tăm tròn xuất khẩu sang Canada, 20 hộ có ô tô tải cung cấp nguyên liệu và chở hàng vào miền Nam. Ngoài việc giải quyết tốt nhu cầu lao động của địa phương, xã còn thu hút thêm được hơn 400 lao động ởcác xã lân cận vào làm việc" - ôngNguyễn Khả Hội, phó chủ tịch UBND xã cho biết. Cũng theo ông thì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tới 50% cơ cấu kinh tế xã, trong đó 65% là do sản xuất tăm hương đem lại (hơn 29 tỷ đồng). Ông cũng cho biết thêm: "Mặc dù các thôn trong xã đều đã lần luợt được công nhận làng nghề, nhưng tăm hương của chúng tôi đa phần mới chỉ là sản phẩm thô, phải đưa vào miền Nam tiếp tục xử lý, sau đó mới xuất ngoại được. Nếu có điều kiện đầu tư được máy móc, trang thiết bị, thương hiệu, hẳn cuộc sống bà con còn khá hơn nhiều".

Hình: PV nhatsongkiem

Phát triển công nghiệp, làng nghề và ô nhiễm là hệ quả không phải là tất yếu nhưng khó tránh khỏi. Công đoạn ngâm tre, nứa của làng tăm hương Quảng Phú Cầu đã và đang làm nguồn nước ở ao, ngòi và sông Nhuệ ô nhiễm nặng, đe doạ đến mạch nước ngầm phục vụ sinh hoạt. Trước tình hình đó, mục tiêu trọng tâm được xã đề cập trong năm 2009 là: Xây dựng nhà máy nước thôn Quảng Nguyên và khảo sát tiến hành xây dựng công trình cấp nước tập trung thôn Phú Thượng, xóm 1, xóm 2 thôn Xà Cầu; quy hoạch các khu vực sản xuất nhỏ lẻ về các điểm công nghiệp Xà Cầu, Vườn Đồng…

Dù phải đối mặt với nhiều vấn đề còn nan giải nhưng nhìn chung, người dân nơi đây rất yêu và tự hào về làng nghề. Vừa thoăn thoắt chẻ tăm, bà Nghiêm Thị Hoàn (xóm 8, thôn Xà Cầu) vừa quảng cáo: "Tôi chẳng biết buôn, biết bán, lại có ít ruộng, nên thích công việc này. Việc đơn giản, dành cho tất cả mọi người, ai thất nghiệp về đây khắc có tiền. Con gái nơi khác lấy chồng làng này đứa nào cũng béo hồng, trắng trẻo hẳn lên. Suốt ngày ngồi trong nhà chẻ tăm có phải ra đồng đâu mà đen được".

Các tin khác
Giỏ hàng
Tổng số: 0 sản phẩm

Tổng tiền: 0 VND


Hỗ trợ trực tuyến
Sản phẩm bán chạy
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:20562043
Đang online:2172